Căng thẳng và 3 phương pháp để chuyển hóa (phần 2/2)

By Hotline Ngày Mai on 28 Tháng Mười, 2021 in Câu chuyện Ngày Mai

Sau phần 1 tìm hiểu về căng thẳng, ở bài viết ngày này, Ngày Mai muốn giới thiệu với bạn 3 phương pháp để chuyển hoá căng thẳng. Tuy căng thẳng vẫn luôn tồn tại và là một phần không tách rời với đời sống, chúng ta hoàn toàn có thể học các kỹ thuật để tối ưu và chuyển hóa các phản ứng căng thẳng thành những biến chuyển có lợi cho bản thân. Có 03 phương pháp được khuyến nghị đăng tải trên Harvard Health Publishing, thuộc Trường Y khoa Harvard.Hãy cùng chuyển sang các ảnh tiếp theo để xem kỹ hơn về 3 phương pháp này nhé!

📬 Chia sẻ tâm sự của bạn với Ngày Mai tại hòm thư “Bàng thay lá, Người trải lòng” tại https://bit.ly/confessionNgayMai

Vài điều lưu ý nhỏ xinh:

1. Tâm sự của bạn sẽ được đảm bảo tính ẩn danh, sẽ không ai biết đến danh tính của bạn nếu bạn không muốn.

2. Khi viết, bạn chịu khó kiểm tra chính tả và hạn chế viết tắt hay dùng xen tiếng Anh nhé. Và nếu muốn thoải mái viết mà không bị gò bó trong link đăng ký này, bạn hoàn toàn có thể gửi email cho Ngày mai theo địa chỉ hotlinengaymai@gmail.com.

3. Team Ngày mai sẽ chọn lọc, trích đoạn và biên tập để đăng tâm sự của bạn trên fanpage nếu thấy phù hợp. Các chia sẻ cũng sẽ được gỡ xuống nếu gây nên cảm xúc âm tính đối với người đọc. Khi gửi tâm sự, bạn đã đồng ý với chúng mình những điều này nhé.

Hãy viết ra thôi!

Chi tiết liên hệ

Hotline: 096 306 1414

Thời gian hoạt động: 13:00 – 20:30 mỗi Thứ Tư, Năm, Sáu, Bảy và Chủ nhật.

Fanpage: Đường dây nóng Ngày maiEmail: hotlinengaymai@gmail.com

#duongdaynongngaymai#hotlinengaymai

Sự kiện “Cùng nhau tái tạo Serotonin” – 10h – 11h30 ngày 07/08/2021

By Hotline Ngày Mai on 6 Tháng Tám, 2021 in Tin tức

Sau 03 ngày đăng thông tin về buổi chia sẻ sẻ miễn phí tới cộng đồng với chủ đề “Cùng nhau tái tạo Serotonin” được thực hiện bởi Dự án Ngày mai, Tổ chức Hagar và nhóm Sống Thiền, Dự án Đường dây nóng Ngày mai đã nhận được hơn 250 đơn đăng ký tham gia. Nhóm Dự án cảm ơn các bạn đã quan tâm và ủng hộ sự kiện chia sẻ cộng đồng trực tuyến đầu tiên này.

Hiện tại event đã nhận được hỗ trợ kỹ thuật và nhận thấy nhu cầu cộng đồng vẫn còn nhiều nên Dự án tiếp tục mở đơn đơn ký. Các bạn chưa kịp đăng ký có thể tiếp tục đăng ký theo đường link dưới đây.

Thông tin về buổi chia sẻ, bạn có thể đọc chi tiết ở dưới đây:

⭐ Link đăng ký: https://bit.ly/buoichiase0708
⭐ Thời gian: 10h – 11h30 Thứ 7 Ngày 07/08/2021
⭐ Hình thức tổ chức: Trực tuyến trên nền tảng Microsoft Teams

Hẹn gặp bạn trong sự kiện tuần này của Dự án Đường dây nóng Ngày mai.
————————————
Chi tiết liên hệ:
Hotline: 096 306 1414
Thời gian hoạt động: 13:00 – 20:30 mỗi Thứ Tư, thứ Sáu, thứ Bảy và Chủ nhật
Fanpage: Đường dây nóng Ngày mai
Email: hotlinengaymai@gmail.com
#duongdaynongngaymai#hotlinengaymai

10 cách để đối phó với lo âu

By Hotline Ngày Mai on 20 Tháng Bảy, 2021 in Thư viện, Tin tức

Khi lo âu, căng thẳng, bạn sẽ làm gì?

Tại một số thời điểm, mỗi người trong chúng ta đều sẽ trải qua cảm giác lo âu và căng thẳng. Tình trạng đó có thể kéo dài một vài ngày tùy thuộc vào bối cảnh. Việc có thể nhận ra rằng mình đang lo âu là bước đầu tiên để học cách quản lý và đối phó với cảm xúc của bạn một cách lành mạnh rồi đấy.

Các triệu chứng thường gặp khi lo âu và căng thẳng bao gồm:

  • Tim đập nhanh không rõ nguyên do.
  • Tâm trí không yên, bay nhảy từ suy nghĩ này sang suy nghĩ khác.
  • Cảm thấy kiệt quệ về thể chất.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng xem xét các cách khác nhau để giải quyết sự lo lắng. Tất cả các chiến lược này đều có thể được dễ dàng tiếp cận, dễ thực hiện và có tính linh hoạt cao. Một số phương pháp phù hợp cho trẻ em hơn là người lớn, và có thể dễ dàng sử dụng ở nhà hoặc nơi làm việc. Bạn có thể thử từng cách để xem loại nào phù hợp nhất với mình nhé.10 cách đơn giản để đối phó với lo âu

Cần lưu ý rằng, những phương pháp này sẽ không tự nhiên diễn ra và có hiệu quả nếu như không có sự quan tâm và chú ý của chính bạn. Trong việc tập thể dục để cải thiện sức mạnh và sức bền của mình, bạn cần phải tập luyện thường xuyên. Bạn cũng cần phải sắp xếp thời gian hợp lý và lắng nghe bản thân mình trong khi tập luyện. Nếu thấy mệt mỏi, bạn có thể chuyển qua một bài tập nhẹ nhàng hơn, và bạn có thể tập luyện chăm chỉ hơn khi tinh thần của mình tốt lên.

Hãy sử dụng phương pháp tương tự khi đối phó với lo âu nhé.Khi cảm thấy căng thẳng hoặc lo lắng, chúng ta rất dễ vô tình gạt bỏ các nhu cầu của bản thân qua một bên. Trong cuốn sách, “Đối phó với lo âu: Mười cách đơn giản để giảm bớt lo âu, sợ hãi và lo lắng”, các tác giả Bourne và Garano (2016) cung cấp 10 chiến lược sau đây nhé!

Và đừng quên đường dây nóng Ngày mai luôn sẵn sàng tiếp nhận cuộc gọi vào 13:00 – 20:30 mỗi Thứ Tư, thứ Sáu, thứ Bảy và Chủ nhật bạn nhé!

————————————Chi tiết liên hệ

Hotline: 096 306 1414

Thời gian hoạt động: 13:00 – 20:30 mỗi Thứ Tư, thứ Sáu, thứ Bảy và Chủ nhật.

Fanpage: Đường dây nóng Ngày mai

Email: hotlinengaymai@gmail.com

#duongdaynongngaymai#hotlinengaymai

Cuộc điện thoại và chiếc xích đu

Cuộc điện thoại và chiếc xích đu

By Viên Biên Tập on 6 Tháng Sáu, 2021 in Câu chuyện Ngày Mai

Xin giới thiệu với các bạn một trải nghiệm rất đẹp và cảm động khác từ công việc hàng ngày của các tình nguyện viên trực Đường dây nóng Ngày mai.
Xin hãy nhớ, dù có bất cứ phiền muộn nào, bạn đều có thể chia sẻ với Ngày mai.
Gọi điện nhé, Ngày mai sẽ lắng nghe.
096 306 1414

Cập nhật tháng đầu tiên hoạt động (5/2021)

By Viên Biên Tập on 6 Tháng Sáu, 2021 in Tin tức

Bạn thân mến, tính đến 31/05/2021, dự án Đường dây nóng Ngày mai đã kết thúc chiến dịch gây quỹ lần 1 và cũng đã đưa Hotline 096.306.1414 vào vận hành được 1 tháng.
Đội ngũ sáng lập, cố vấn chuyên môn và toàn bộ thành viên Dự án chân thành cảm ơn mọi người đã cùng chung tay góp sức với chúng tôi để bước đầu thiết lập một không gian hỗ trợ cho người trầm cảm trong xã hội.
Chúng tôi đã nhận được những sự hỗ trợ đáng quý như:
💟 Số tiền 245 triệu (và vẫn đang tăng lên) từ cộng đồng ủng hộ;
💟 Đồng hành 22 cộng tác viên đã cam kết và trải qua 24 giờ tập huấn;
💟 Vận hành hotline với 192 giờ trực, 148 cuộc gọi với 2130 phút trao đổi.
Và tiếc rằng với nguồn lực hữu hạn hiện tại chúng tôi vẫn đang bỏ lỡ 109 cuộc gọi, chúng tôi mong rằng quý vị và các bạn sẽ tiếp tục đồng hành cùng Dự án thông qua:
🤙 Chia sẻ thông tin về hotline 096.306.1414
🤙 Đóng góp các phản hồi, góp ý về hotline cũng như dự án
🤙 Hỗ trợ nhân lực và tài chính thông qua đăng ký đóng góp tại https://forms.gle/gGvNXWAziigjsSb26 và chuyển khoản theo thông tin:
– Tên tài khoản: CONG TY TNHH DOANH NGHIEP XA HOI HA THANH ACADEMY
– Số tài khoản: 1903 254 733 6666
– Ngân hàng: Techcombank
– Nội dung chuyển khoản: “Họ tên đầy đủ của bạn – Số điện thoại”. Ví dụ: “Nguyen Van A 0981234xxx”
Trân trọng,
Đường dây nóng Ngày Mai

Các yếu tố bảo vệ thanh thiếu niên vượt qua ý tưởng và hành vi tự sát

By Viên Biên Tập on 1 Tháng Sáu, 2021 in Thư viện

Ban đầu, ý tưởng tự sát chỉ là những suy nghĩ thoáng qua về cái chết, dần dần chúng xuất hiện thường xuyên hơn, thúc ép cá nhân lập kế hoạch và đi đến chấm dứt cuộc sống. Từ ý tưởng đến hành vi tự sát là một quá trình đấu tranh giữa ý nghĩa của sự sống và cái chết. Trong quá trình ấy, nhiều thanh thiếu niên đã tìm thấy lý do đích thực của cuộc sống và nhận thức một cách sâu sắc hậu quả của hành vi tự sát, từ đó, giúp các bạn tiếp tục sống mặc dù đầy thách thức, nhưng vô cùng ý nghĩa.

Đối mặt với sang chấn tuổi thơ và sự vô cảm của người xung quanh

By Viên Biên Tập on 1 Tháng Sáu, 2021 in Thư viện

– Chia sẻ từ TS. Đặng Hoàng Giang –
(Bạn đọc lưu ý, bài viết này này chia sẻ câu chuyện thật của người trầm cảm nên có thể gây kích động tâm lý.)
Hành trình tự chữa lành đầy thăng trầm của Hằng*, một cô gái hai mươi chín tuổi vật lộn với trầm cảm và rối loạn căng thẳng hậu sang chấn, hé mở cho người đọc thấy những hậu quả khôn lường của những vết thương tuổi thơ, sự độc ác bắt nguồn từ sự vô cảm của những người xung quanh và những cố gắng khổng lồ của những người như cô để ở lại với cuộc sống. Có bao nhiêu người như Hằng đang ở ngoài kia? Câu chuyện của cô là một cảnh báo và câu hỏi về trách nhiệm của gia đình và cộng đồng.

Ưu điểm của đường dây nóng hỗ trợ

By Hotline Ngày Mai on 15 Tháng Năm, 2021 in Tin tức

Trò chuyện được coi là một trong những bước đầu phòng chống hành vi tự tử và bình ổn cảm xúc. Thêm vào đó, trên thực tế, có một số câu hỏi không thể chờ đợi, đặc biệt trong những thời điểm khủng hoảng cấp tính đối với người gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần. Do vậy, sự ra đời và tồn tại của đường dây nóng hỗ trợ với những ưu điểm đặc thù là một sự thiết yếu đối với những người đang trong khủng hoảng có nhu cầu hỗ trợ. 

Hội chứng trầm cảm cười

By Viên Biên Tập on 6 Tháng Năm, 2021 in Thư viện

Trầm cảm cười (Smiling Depression) là thuật ngữ đề cập đến tình trạng người bị trầm cảm cố che giấu cảm xúc bằng cách tỏ ra hạnh phúc, luôn tươi cười và vui vẻ ở bên ngoài. Theo các chuyên gia, hội chứng này thường xảy ra ở người bị rối loạn trầm cảm kéo dài. Nếu chỉ nhìn vào hành động, người mắc hội chứng trầm cảm cười hầu như không có điểm khác biệt với người bình thường.Cũng chính vì người bệnh luôn che giấu cảm xúc nên chứng bệnh này rất nguy hiểm và khó phát hiện. Đối với người bị trầm cảm, triệu chứng điển hình là buồn chán kéo dài, mệt mỏi, hoảng loạn, mất hứng thú với những thói quen và sở thích trước đây. Việc che giấu cảm xúc bằng nụ cười, biểu cảm hạnh phúc và mãn nguyện khiến người khác khó nắm bắt được suy nghĩ và cảm xúc thật. Cũng chính vì vậy, trầm cảm cười được xem là bệnh tâm lý nặng và nguy cơ cao hơn so với bệnh trầm cảm thông thường. Nếu không được thăm khám và điều trị sớm, rất có thể dẫn đến hành vi và ý nghĩ tự sát. Hội chứng trầm cảm cười không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân mà còn là gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Biểu hiện của hội chứng trầm cảm cười

Nhìn bên ngoài, người mắc hội chứng trầm cảm cười không có bất cứ biểu hiện nào khác thường. Ngược lại, sự vui vẻ, hạnh phúc trên khuôn mặt khiến nhiều người nhầm tưởng họ có khả năng kiểm soát cuộc sống, biết cách điều chỉnh cảm xúc và luôn hứng thú trong công việc. Nhưng thực ra, người mắc hội chứng này phải đối mặt với những bất ổn tâm lý và xung đột nội tâm.

N-gười mắc hội chứng trầm cảm cười có thể biểu hiện qua một số dấu hiệu sau:

♦️ Luôn năng động, nhiệt huyết và hào hứng trong quá trình học tập và làm việc

♦ Giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, thể hiện cuộc sống ổn định và hạnh phúc

Nếu quan sát kỹ, bạn sẽ nhận thấy hội chứng trầm cảm cười cũng có những biểu hiện cảnh báo như:

👉 Cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức vào cuối ngày nhưng không rõ nguyên nhân

👉 Có cảm giác miễn cưỡng khi thức dậy vào sáng sớm và khi bắt đầu các hoạt động (vui chơi, lao động, học tập,…)

👉 Đôi khi mất tập trung, trống rỗng trong các cuộc thảo luận nhóm

👉 Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều

👉 Thay đổi khẩu vị, cân nặng

👉 Một số người có thể không kiểm soát được cảm xúc hoàn toàn, đôi khi có những cảm xúc tiêu cực như giận dữ, cáu gắt bên cạnh khoảng thời gian cố gắng vui vẻ và lạc quan.

❓ Nguyên nhân gây hội chứng trầm cảm cười

Hội chứng trầm cảm cười và các bệnh rối loạn cảm xúc khác đều chưa tìm được nguyên nhân cụ thể. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỷ lệ người mắc chứng trầm cảm nói chung và trầm cảm cười nói riêng đang có xu hướng tăng lên đáng kể. Nhóm bệnh này được xem là vấn đề y tế đáng lo ngại xếp thứ 4 (theo WHO).

Mặc dù chưa tìm được nguyên nhân cụ thể nhưng nguy cơ mắc hội chứng trầm cảm cười được xác nhận là có liên quan đến những yếu tố sau:

✔ Sang chấn tâm lý: Sang chấn tâm lý là tình trạng xúc động mạnh do phải đối mặt với những sự việc quá mức, mâu thuẫn trong hôn nhân, gia đình, công việc, sang chấn do biết bản thân mắc các bệnh nan y như ung thư, nhiễm HIV,… Để tránh sự dò xét từ những người xung quanh, người mắc chứng trầm cảm có thể tự che giấu cảm xúc thông qua các trạng thái cảm xúc tích cực như cười tươi, vui vẻ, lạc quan.

✔ Do ảnh hưởng của nền văn hóa: Ở một số quốc gia, các chứng bệnh về tâm thần nói chung và trầm cảm chưa thật sự được quan tâm. Vì vậy khi mắc rối loạn trầm cảm, bệnh nhân có thể phải đối mặt với sự kỳ thị, ánh mắt dè bỉu, soi xét,… từ những người xung quanh. Để bảo vệ bản thân, người bệnh có thể che giấu cảm xúc thật bằng cách thể hiện sự vui vẻ và lạc quan trong cuộc sống.

✔ Kỳ vọng từ người thân: Hội chứng trầm cảm cười cũng có thể bắt nguồn từ kỳ vọng của người thân, con cái, bạn bè, đồng nghiệp,… Với sự kỳ vọng quá lớn, bệnh nhân không thể biểu hiện cảm xúc thật mà che giấu bằng khuôn mặt hạnh phúc, sự hào hứng và năng nổ khi học tập, làm việc.

✔ Các yếu tố khác: Tương tự như chứng trầm cảm thông thường, trầm cảm cười cũng có thể liên quan đến những yếu tố như sự bất thường của các chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ, do tổn thương thực thể ở não,… Các yếu tố này gây ra rối loạn trầm cảm. Dưới tác động của kỳ vọng từ người thân và ảnh hưởng của nền văn hóa, bệnh nhân có xu hướng che giấu cảm xúc dẫn đến hội chứng trầm cảm cười.

👉 Mức độ nghiêm trọng

So với chứng trầm cảm thông thường, trầm cảm cười có mức độ NGHIÊM TRỌNG HƠN do khó nhận biết và phát hiện. Đa phần bệnh nhân mắc chứng bệnh này đều phải một mình đối mặt với những mâu thuẫn và xung đột nội tâm. Tương tự như các chứng bệnh tâm thần khác, hội chứng trầm cảm cười tác động không nhỏ đến sức khỏe tinh thần và thể chất. Hơn nữa vì che giấu cảm xúc quá lâu nên nguy cơ tự sát ở người mắc hội chứng này sẽ cao hơn so với người bị trầm cảm thông thường. Tuy nhiên, những người xung quanh vẫn có thể phát hiện các dấu hiệu bất thường nếu đặc biệt chú ý đến hành vi và cảm xúc.Bạn có nhận thấy ai xung quanh mình có những biểu hiện của hội chứng này hay không? Hãy quan tâm, chia sẻ và lắng nghe họ nhiều hơn nhé.

Những lợi ích của việc khóc

Những lợi ích của việc khóc

By Hotline Ngày Mai on 6 Tháng Năm, 2021 in Thư viện

Bạn đã quá mệt mỏi, đã từ hơn một năm nay, dịch bệnh khiến thu nhập của bạn bị ảnh hưởng, gia đình bị chia cắt, các kế hoạch bị đình trệ. Thêm vào đó, bố bạn ốm, mẹ bạn hay cáu bẳn, con bạn có vấn đề ở trường, và sếp của bạn thì thật tệ. Bạn cần phải làm gì? Cố gắng lên, như mọi người vẫn khuyên và như bạn vẫn tự nhủ? Cố lên nữa chứ, vì nhiều người khác còn ở trong hoàn cảnh tệ hơn bạn? 

Bạn nhầm rồi. 

Có lẽ bạn nên dừng lại, và… khóc.